Nuôi ốc nhồi trong bể bạt HDPE đang trở thành xu hướng được nhiều người quan tâm nhờ chi phí thấp, dễ quản lý đặc biệt mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Tuy nhiên, để đạt được thành công, mang lại năng suất cao nhất bà con chăn nuôi cần nắm rõ những kỹ thuật cũng như những lưu ý quan trọng. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết nhất để bà con áp dụng thực tế mô hình nuôi ốc nhồi trong bể bạt HDPE một cách hiệu quả.
1. Lựa chọn và chuẩn bị bể bạt HDPE
- Thiết kế bể:
DIện tích bể phụ thuộc vào quy mô chăn nuôi, thông thường từ 10 050 m2, độ sâu khoảng 0.8m-1m là phù hợp. Bà con nên ưu tiên chọn bạt HDPE dày dặn, chống chịu được với ánh nắng mặt trời, đặc biệt chịu được môi trường nước và không dễ bị hư hại bởi hóa chất như vậy sẽ đảm bảo được độ bền cũng như sức khỏe của vật nuôi.
Có 2 loại bể thông dụng và dễ làm: Bể chìm và bể nổi
+ Bể chìm: Bể có độ sâu 1-1,5m để đảm bảo đủ không gian sinh sống cho ốc. Khi làm đáy bề, cần thiết kế hơi nghiêng vế phía gần hệ thống cấp thoát nước để dễ dàng thay nước và vệ sinh. Sau khi hoàn thiện mặt đáy và bờ bể, tiến hành phủ kín bạt HDPE toàn bộ bề mặt, đảm bảo không có nếp gấp hay lỗ hổng. Dùng cọc cố định chắc chắn ở các mép bạt để giữ bề mặt phẳng.
+ Bể nổi: Để làm bể nổi, bà con cần chuẩn bị cọc làm khung. có thể sử dụng tre, gỗ hoặc làm khung sắt với chiều dài 1,5m trở lên. Đóng cọc xung quanh khu vực được chọn, đảm bảo phần cọc nhô lên khỏi mặt đất tối thiểu 1m để tạo khung bể. Sau khi có khung cố đinhk, trải bạt HDPE lên mặt trong khung và buộc dây để cố định bạt chắc chắn, đảm bảo bể không bị rò rỉ nước.
- Vị trí đặt bể: Đặt bể nới có bóng mát tự nhiên hoặc có mái che tránh ánh nắng trực tiếp để giảm nhiệt độ nước trong bể duy trì được môi trường sống lý tưởng cho ốc.
2. Chọn giống ốc nhồi chất lượng:
- Nguồn giống: Chọn giống từ các trại ươm uy tín, con giống phải khỏe mạnh, không bị xây xát, kích thước đồng đều (khoảng 1.5 - 2cm)
- Xử lý trước khi thả: Ngâm ốc giống trong nước muối loãng (nồng độ 2-3%) từ 5- 10 phút để loại bỏ mầm bệnh trước khi thả vào bể.
3. Quản lý môi trường nước
Ốc nhồi rất nhạy cảm với chất lượng nướ. Vì vậy, bạn cần duy trì các yếu tố sau:
- Độ pH: từ 6,5-8 là lý tưởng. Nếu thấp bà con có thể bổ sung thêm vôi sống đã hòa tan với nước.
- Nhiệt độ nước: từ 25- 30 độ C. Vào mùa hè, cần bổ sung thêm nước mát hoặc che chắn bể.
- Thay nước: Thay 30-50% lượng nước trong bể mỗi tuần để tránh ô nhiễm, đồng thời loại bỏ bùn thải hoặc thức ăn thừa.
Tham khảo: Mặt thoát nước bể bạt
4. Chế độ cho ăn và chăm sóc
- Thức ăn cho ốc:
+ Ốc nhổi thích ăn thực phẩm tự nhiên như bèo, lá khoai, rau muốn, rau cải, và bã mùn hữu cơ.
+ Bổ sung thêm thức ăn giàu dinh dưỡng như bột cám gạo, bột ngô hoặc các loại thức ăn công nghiệp phù hợp.
- Liều lượng và cách cho ăn: Cho ăn với lượng vừa đủ, tránh dư thừa. Quan sát nếu thức ăn còn thừa sau 2 giờ thì cần giảm lượng ở lần tiếp theo.
5. Phòng bệnh và xử lý sự cố:
- Phòng bệnh:
+ Kiểm tra bể định kỳ để laoij bỏ ốc chết hoặc yếu, tránh lay lan bệnh.
+ Tránh để nước trong bể bẩn hoặc ô nhiễm,
- Xử lý khi ốc bị bệnh:
Khi thấy ốc nổi nhiều trên mặt nước, cần kiểm tra chất lượng nước ngay lập tức, bổ sung oxy hoặc thay nước mới.
6. Thu hoạch và bảo quản ốc nhồi
sau khoảng 4- 5 tháng nuôi, ốc đạt kích thước 30-40 con/kg, lúc này có thể thu hoạch. Nên thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều mát để giảm căng thẳng cho ốc.
Nuôi ốc nhồi trong bể bạt HDPE không chỉ là mô hình phù hợp với người mới bắt đầu mà còn mang lại giá trị kinh tế cao nếu áp dụng đúng kỹ thuật. Hãy đầu tư chất lượng bể và chăm sóc ốc kỹ lưỡng để đạt kết quả tối ưu
Bà con đang muốn triển khai mô hình này, hãy bắt đầu từ việc lựa chọn bể bạt HDPE chất lượng để tạo nền tảng vững chắc cho thành công.
Liên hệ: Thanh Thương 0964.47.37.57 để được tư vấn báo giá bể bạt HDPE chất lượng cao