Lươn là một loài cá nước ngọt cận nhiệt đới, chúng phân bố khá rộng, từ Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Triều Tiên, Đông Nam Á, Châu Úc, Trung và Nam Mỹ và tới châu Phi.

Lươn là một loài cá nước ngọt cận nhiệt đới, chúng phân bố khá rộng, từ Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Triều Tiên, Đông Nam Á, Châu Úc, Trung và Nam Mỹ và tới châu Phi.

Về phân loại, lươn thuộc Bộ mang liền (Synbranchiformes), loài Monopterus albus, Zuiew 1793.

Hiện nay, giới khoa học vẫn cho rằng chỉ có một loại lươn duy nhất trên khắp các lục địa. Tuy nhiên, vẫn có thể tồn tại hai hoặc nhiều loài phụ do rất khác nhau về kích cỡ và cùng tồn tại trong một vùng địa lý. Ở nước ta, hiện nay cả hai miền Bắc và Nam đều chỉ có một loài lươn, nhưng do có những biến dị địa lý trong loài mà có thể phân thành hai loại phụ khác nhau về kích cỡ và cùng tồn tại ở hai vùng địa lý khác nhau. Đó là lươn ở miền Bắc và lươn ở miền Nam.

nuoi-luon-trong-be-bat-HDPE-ben-vo-doi 

Lươn có thân hình dạng ống dài, da trơn nên dễ chui rúc trong bund. Lươn có thể sống ở nhiều vùng nước khác nhau ở song, hồ, ao, đầm, ruộng, cống, mương rãnh và chịu đựng được các điều kiện khắc nghiệt của môi trường sống, ngay cả ở những nơi nước bùn tù đọng, thiếu oxy. Chúng rất nhát và cũng rất nhạy cảm với mùi lạ. Chúng thích sống trong hang. Hang của lươn chia làm nhiều nhánh và ít nhất 2 cửa. Một cửa ngập trong nước là nơi lươn đi lại bắt mồi hoặc chạy trốn, một cửa hàng cao hơn mặt nước để lấy oxy cho lươn hô hấp. Cũng có hang có tới 3 cửa.

Lươn thích tối, tránh ánh sáng. Nó quen sống dưới đáy nên mắt thoái hóa và rất nhỏ. Nó thường ngủ vào ban ngày và đêm mới hoạt động đi tìm mồi. Lươn có xúc giác và khứu giác khá phát triển giúp cho việc phát hiện con mồi và kẻ thù từ khoảng cách xa.

Lươn có cơ quan hô hấp phụ nằm trong xoang miệng (với các vi huyết quản nhỏ , dày đặc ) và cả ở da nên có thể sống trên cạn với thời gian dài. Nó chỉ cần giữ cho da luôn được ẩm. Khi nước dơ bẩn, thiếu oxy, lươn thường ngôi đầu khỏi mặt nước để thở bằng khí trời. Lươn là động vật có xương sống biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể biến đổi theo nhiệt độ môi trường.

Lươn là loài ăn tạp thiên về động vật. Nó rất ham ăn và hung dữ nhưng cũng dễ chuyển đổi khi loại thức ăn thích hợp bị khan hiếm. Khi còn nhỏ, lượn ăn sinh vật phù du. Giai đoạn tiếp nó ăn côn trùng, trùn chỉ, bọ gậy, ấu trùng chuồn chuồn. Nó ăn cả mùn bã, mảnh vụn hữu cơ. Khi lớn nó ăn giun, ốc, tôm, tép, cá con, nòng nọc và những động vật trên cạn gần mép nước. Lươn có khả năng nhịn đói từ 1-2 tuần. Lúc đó, trọng lượng có thể bị giảm đi một nửa. 

nuoi-luon-trong-be-bat-HDPE 

Khi nuôi lươn, chúng có thể sử dụng nhiều loại thức ăn phụ khác như phụ phẩm lò mổ và xí nghiệp chế biến thủy sản, đồ phế thải của nhà bếp, thịt trai, ốc, nhộng tằm, tiết gia súc gia cầm. Ngoài ra, chúng còn ăn cả thức ăn chế biên, thức ăn viên công nghiệp dành cho gia súc, gia cầm và cá. Khi thiếu thức ăn nguồn gốc động vật, chúng ăn cả chất bột như lúa, gạo, cám nấu chín, rau bèo và củ, quả.

 Đặc biệt, khi thiếu thức ăn lươn có thể ăn thịt lẫn nhau. Lươn tìm thức ăn nhờ vào khứu giác là chủ yếu. Khứu giác của lươn phát triển hơn thị giác (mắt). Chúng nhận biết mồi rất nhạy qua mùi và nhanh chóng tìm đến đúng chỗ có mùi đã hấp dẫn chúng. Vào mùa sinh sản, chúng hầu như không ăn. Nhiệt độ thích hợp cho chúng từ 23-28°C. Khi nhiệt độ xuống thấp dưới 10°C thì lươn ngừng kiếm ăn và đào hang sâu để trú qua đông. Lươn ăn mạnh nhất vào tháng 5 đến tháng 7. Ban ngày lươn thường ở trong hang, ban đêm mới ra kiếm mồi.

 Lươn có kích thước trung bình, cỡ lớn nhất được ghi nhận có chiều dài tới 100cm. Lươn ở miền Bắc lớn tối đa vào khoảng 400g. Lươn ở miền Nam có kích cỡ lớn hơn, trọng lượng tối đa có thể đạt trên 1kg, có con nặng tới 1,5kg.

 Ở con lươn, có một quá trình rất kỳ lạ, đó là việc biến lươn đực thành lươn cái. Chúng ta biết rằng, lúc đẻ ra, toàn bộ lươn là lươn cái. Những con lươn có độ dài dưới 26cm đều là lươn cái. Tới năm thứ hai, khi con lươn có độ dài từ 44-48cm thì chúng ta thấy số con đực và con cái tương đương nhau. Thế còn, khi xem xét những con lươn có độ dài cơ thế từ 54cm trở lên, chúng ta thây, chúng toàn là lươn đực. 

Ở đây có một quá trình biến dần dần từ con cái thành con đực. Lúc đầu, lươn chỉ có buồng trứng. Những lươn dài 26cm, chúng tôi thấy chúng đã có nhiều trứng thành thục và đẻ. Nhưng khi xem xét những lươn có độ dài cơ thế từ 36 - 46cm, chúng tôi thấy nhiều con ở trạng thái lưỡng tính: trong tuyến sinh dục của chúng có cả tinh sào (ở con đực) và buồng trứng (ở con cái). Rõ ràng, trong giai đoạn này, cơ quan sinh dục đực đã "mọc" thêm ra. Nó xuất hiện và hoàn thiện dần dần. Trong lúc đó, buồng trứng sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ sinh sản sẽ tiêu biến đi. Tinh sào càng ngày càng lớn. Tới khi cơ thể lươn dài từ 54cm trở lên thì chúng ta thấy chúng hoàn toàn thành 1 con lươn đực thực thụ (buồng trứng tiêu giảm hết và chỉ còn tinh sào).

khoi-nghiep-nuoi-luon-khong-bun-trong-be-lot-bat-HDPE 

Khi lươn con mới nở ra từ trứng, chúng đeo dưới bụng 1 bọc noãn hoàng lớn. Ta ví nó như 1 bọc bánh mì mà mẹ đã giành cho con. Lươn con sẽ sống nhờ vào nguồn dinh dưỡng này. Chúng ít hoạt động và nằm bám vào các rễ cây thủy sinh như rễ bèo tây. Thỉnh thoảng nó mới quậy nhẹ nhàng đôi chút. Tới ngày thứ 8, trên cơ thể nó có nhiều biến đổi: vây ngực tiêu biến dần (và chỉ còn dấu vết như 1 chấm nhỏ còn sót lại); bọc noãn hoàng bé dần đi và thu thành 1 đải nhỏ nằm dưới bụng lươn; các mạch máu bạo quanh noãn hoàng và vây ngực cũng thu nhỏ lại và ít dần.

Khoảng 2 - 3 ngày sau, chúng ta thấy noãn hoàng tiêu biến hết. Trên thân lươn xuất hiện nhiều nhiễm sắc tố đen và mạch máu không thấy rõ nữa. Lúc này, con lươn khỏe hơn, thân dài ra và mang dáng dấp 1 chú lươn thực thụ. 

Toàn bộ quá trình này kéo dài khoảng 10 ngày. Sau đó, lươn bắt đầu đi kiêm ăn và lớn khá nhanh. Trong năm đầu nó có thế đạt tới 35cm. Lươn tăng trọng mạnh nhất vào năm thứ 3 trở đi.

 Các cơ sở nuôi cho biết, nếu được cung cấp đủ thức ăn thường xuyên thì tốc độ lớn của lươn còn tăng mạnh hơn nhiều. 

nuoi-luon-trong-be-bat-HDPE 

Lươn sống ở miền Bắc, trong một tổ có số lượng trứng từ 80 đến 600 trứng, cỡ lớn hơn có thể đạt 1.000 trứng. Ở miền Nam thường gặp lươn có kích thước lớn hơn và số lượng trứng nhiều hơn, cỡ lươn nặng từ 100-150 gam/con có số trứng 1.000-2.500 trứng.

Nuoi-luon-trong-be-bat