Trước khi thả lươn nuôi, phải khử trùng đáy và thành bề bằng nước vôi trong (100g vôi bột hòa vào 10 lít nước, lắng lấy nước trong) hoặc chlorine 10 gam hòa trong 1m3 nước. Ngâm bể bằng nước vôi trong hoặc chlorine trong 2-3 giờ, sau đó tháo cạn và phơi nắng cho bề khô hoàn toàn rồi mới cấp nước sạch vào bể, nước chứa để cấp vào bề nuôi cũng được khử trùng.

I. Kỹ Thuật Nuôi Lươn.

1. Chuẩn Bị Bể Nuôi.

Trước khi thả lươn nuôi, phải khử trùng đáy và thành bề bằng nước vôi trong (100g vôi bột hòa vào 10 lít nước, lắng lấy nước trong) hoặc chlorine 10 gam hòa trong 1m3 nước. Ngâm bể bằng nước vôi trong hoặc chlorine trong 2-3 giờ, sau đó tháo cạn và phơi nắng cho bề khô hoàn toàn rồi mới cấp nước sạch vào bể, nước chứa để cấp vào bề nuôi cũng được khử trùng.

be-bat-nuoi-luon-hdpe Hình ảnh: bể bạt nuôi lươn

2. Nước Sử Dụng Cho Nuôi Lươn

Lươn là động vật có xương sống biến nhiệt, thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Khoảng nhiệt độ chịu đựng của chúng từ 3°C-32°C, nhưng thích hợp nhất từ 25-28°C. Giới hạn pH chịu đựng từ 5,5-9, pH thích hợp nhất 7-8. Lươn cũng có thể chịu đựng giới hạn hàm lượng oxy trong nước ít hơn 2mg lít hoặc thấp hơn vì chúng có cơ quan hô hấp phụ có thể hấp thu 25% lượng khí oxi cần thiết từ khí trời. Lươn sống hoàn toàn ở nước ngọt, nhưng có thể sống được ở nước lợ 2-3%.. Có thể chịu đựng được nước lợ nồng độ muối 6-7% trong thời gian nhiều ngày nhưng ảnh hưởng bất lợi cho tăng trưởng của lươn.

be-nuoi-luon Hình ảnh: kỹ thuật nuôi lươn bằng bạt HDPE

Từ những đặc điểm sinh lý trên, chúng ta cần chuẩn bị môi trường chất lượng nước phù hợp để lươn sống và phát triển tốt. Nước nuôi lươn cần đạt các tiêu chí sau:

- Nước ngọt, nước không bị nhiễm phèn (có pH từ 7 đến 8), không bị nhiễm mặn, có thế nước lợ 3%o.

- Nước trong sạch, hàm lượng oxy 3mg/lít trở lên.

- Giữ được nhiệt độ nước ổn định trong giới hạn thích hợp nhất của lươn (25-28°C).

Nước dùng cho nuôi lươn là các nguồn nước mặt ao, sông, suối, hồ chứa, nước ngầm giếng khoan tầng sâu, nước mưa.

Nước giếng khoan tầng nông thường không đạt yêu cầu vì có chứa lượng lớn các hợp chất kim loại như sắt, nhôm, asen... nêu sử dụng phải được xử lý lắng lọc để đạt pH 7-8. Nước máy có xử lý clo thì nên đưa vào bể chứa và sục khí nhiều giờ trước khi đưa vào bể nuôi lươn.

3. Chọn Lươn Giống Và Mật Độ Thả Nuôi.

Nguồn lươn giống để nuôi gồm có lươn giống đánh bắt từ tự nhiên và giống lươn từ sinh sản bán nhân tạo (gọi chung là lươn giống nhân tạo). Lươn giống nhân tạo thì đều cỡ, khỏe mạnh do không bị ảnh hương sức khỏe như lươn khai thác tự nhiên. Hiện nay, đã có rất nhiều nơi sản xuất lươn giống nhân tạo nên con giống cho nghề nuôi đã tương đối chủ động, không còn phụ thuộc nhiều vào con giống tự nhiên như mấy năm trước đây.

Lươn giống tự nhiên thu bắt bằng các phương pháp đặt trúm, câu, tát đìa, hoặc xúc mô. Khi mua lươn giống tự nhiên, cần xem xét chất lượng và tình trạng sức khỏe, tránh bị nhầm với lươn bị đánh bắt bằng rà điện hoặc dùng mồi nhử có độc tố.

gia-the-vi-tre (1) 

Hình ảnh: lươn giống trong bể.

Những loại lươn này thường yếu và chậm lớn, có thể chết sau một vài tuần. Lươn bị rà điện thì ít vận động, lờ đờ, phân sau hoặc phân đâu của thân tính từ hậu môn bị mât nhiêu nhớt, có khi chuyển màu. Lươn bị nhiễm thuốc mồi thì xung quanh nắp mang và hậu môn xung huyết.

Nên chọn mua con giống nhân tạo ở các cơ sở sản xuất có uy tín. Chọn lươn giống bằng cách quan sát ngoại hình, lươn khỏe, đều cỡ, có màu sắc sáng đặc trưng của loài, thân màu vàng sẫm, có chấm rõ, không bị sây sát, không bị mất nhớt, vận động co trườn nhanh nhẹn. Những con lươn có màu nhợt nhạt, màu xám tro thì yếu và khó nuôi, sẽ tăng trưởng chậm. Khi để lươn vào thau chậu có nước, lượn yếu thường ngoi đầu lên cao, mang phình to, thường đã bị mất nhớt.

Chọn giống thả cùng một bể nuôi có kích cỡ cùng lứa, đều nhau để tránh tình trạng cạnh tranh thức ăn, thậm chí con lớn vượt đàn ăn thịt những con lươn có kích cỡ nhỏ hơn. Chọn mua loại con giống đã được thuần bằng thức ăn viên thì thuận lợi hơn cho thả nuôi.

Mật độ thả phải căn cứ vào điều kiện môi trường, trình độ kỹ thuật và khả năng quản lý của người nuôi. Lươn cỡ lớn hơn thì thả mật độ thưa hơn. Nên thả nuôi cỡ lươn không nhỏ hơn 100 con/kg.

Cỡ lươn từ 40-50 con/kg, mật độ thả từ 50-60 con/m2

Cỡ lươn từ 51-100 con/kg, mật độ thả từ 60-100 con/m2.

Nếu con giống mua về có kích cỡ còn nhỏ (trên 100 con/ kg trở lên), người nuôi cần tiếp tục ương dưỡng (trong bể) với chế độ chăm sóc kỹ hơn cho đến khi lươn đạt kích cỡ khoảng 60-100 con/kg thì mới chuyển sang nuôi thịt.

Trước khi thả nuôi, phải tắm bằng dung dịch thuốc tím (KMnO4) nồng độ 20ppm (20 gam hòa trong 1m' nước) trong 15-20 phút hoặc nước muối 30%.. Tắm lươn từ 2-3 phút, nhằm diệt các loại vi khuẩn, các loại nấm gây bệnh và sát trùng các vết thương trên thân thể lươn con.