Ở miền Bắc, có thể thả lươn để nuôi từ khoảng tháng 3 dương lịch và thu hoạch lươn thịt kịp thời trước khi mùa lạnh đến. Miền Nam do khí hậu nóng ấm nên có thể thả nuôi quanh năm. Hiện nay, sản xuất lươn giống đã tương đối chủ động và có thể đáp ứng nhu cầu nuôi quanh năm.
I. Kỹ Thuật Nuôi Lươn (P2).
4. Thời Vụ Thả Nuôi.
Ở miền Bắc, có thể thả lươn để nuôi từ khoảng tháng 3 dương lịch và thu hoạch lươn thịt kịp thời trước khi mùa lạnh đến. Miền Nam do khí hậu nóng ấm nên có thể thả nuôi quanh năm. Hiện nay, sản xuất lươn giống đã tương đối chủ động và có thể đáp ứng nhu cầu nuôi quanh năm.
5. Thức Ăn Cho Lươn.
Hiện nay, nuôi lươn trong bể không bùn chủ yếu sử dụng thức ăn viên công nghiệp dạng nối có hàm lượng đạm 30-45%. Thức ăn công nghiệp đã được tính toán cân đối đầy đủ chất dinh dưỡng cho các giai đoạn phát triển của động vật nuôi, trong đó có lươn. Thức ăn công nghiệp lâu tan trong nước, kích cỡ viên phù hợp cho lươn ăn dễ dàng, nên hạn chế được vấn đề ô nhiễm nước trong bể nuôi. Thức ăn công nghiệp cũng dễ bảo quản và vận chuyển.
Khi mới thả giống vào bể nuôi, nên cho lươn nhịn ăn 1-2 ngày rồi mới bắt đầu cho ăn.
Trong tháng đầu, cho lươn con ăn thức ăn viên cỡ nhỏ hơn 1mm, hàm lượng đạm 44-45%, khấu phần 1-1,5%. Tháng thứ 2-3 sử dụng thức ăn cỡ lớn hơn 1mm, có hàm lượng đạm giảm dần còn 40% với khẩu phần 1,5-2%, từ tháng thứ 4 đến khi thu hoạch giảm hàm lượng đạm trong thức ăn còn 30%, khẩu phần vẫn giữ ở mức 1,5-2% so với trọng lượng lươn trong bể.
Hình ảnh: xưởng bể bạt HDPE
Thức ăn được rải trong khung sàng ăn, không để trôi thức ăn ra ngoài.
Nên rải thức ăn từ từ để lươn kịp ăn hết, không để lắng đọng xuống đáy bê. Khi lươn ăn, phát ra âm thanh bắt mồi "lóc tóc", "chúp chúp" rất rõ và liên tục, chứng tỏ lươn khỏe mạnh, ăn ngon. Theo dõi khi âm thanh bắt mồi giảm hắn thì lượn đã ăn đủ và ngừng cho ăn.
6. Quản lý môi trường bế nuôi và sức khỏe lươn nuôi
Mực nước trong bể cần giữ ổn định trong suốt quá trình nuôi từ 30-50cm. Thay 100% lượng nước trong bể 1-2 lần/ngày sau khi cho ăn 1 giờ. Nước thay mới phải trong sạch và đã được diệt hết mầm bệnh, trứng và ấu trùng giun sán. Khi thay nước mới phải kiểm tra nhiệt độ nước mới và nước cũ không chênh lệch quá 2-3°C. Trước khi thay nước phải xịt rửa vệ sinh đáy bể, xịt rửa sạch các giá thể, sau đó bơm nước mới vào và duy trì lại mực nước cố định.
Hình ảnh: bể bạt nuôi lươn bằng HDPE
Để tăng sức đề kháng cho lươn, giúp lươn khỏe và tăng trưởng tốt, cần trộn thêm một số loại chất bổ sung vào thức ăn như sau:
- Men tiêu hóa (theo hướng dẫn của nhà sản xuất)
- Vitamin C và vitamin D: 2-3 gam mỗi loại/1kg thức ăn. Định kỳ 1 tuần ăn một lần.
- Tỏi xay nhuyễn (ép nước phun vào thức ăn công nghiệp): 2kg tỏi/100kg thức ăn. Định kỳ 3-5 ngày cho ăn một lần.
- Định kỳ tẩy (xổ) giun, sán: 3 tháng một lần.
Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, ngửi mùi nước, đo các chỉ số chất lượng nước như nhiệt độ nước, hàm lượng oxy hòa tan, các khí độc... để kịp thời xử lý.
Định kỳ hàng tháng cân đo trọng lượng, chiều dài để đánh giá mức độ tăng trưởng, phân cỡ đồng đều cỡ lươn trong bể nuôi, tách bỏ những cá thể còi cọc, chậm lớn và tính toán lượng thức cho lươn trong giai đoạn tiếp theo.
II. Cách Kiểm Tra Bể Bạt HDPE.
Để tránh trường hợp "tiền mất tiền mang" bà con xem kỹ video này để biết cách kiểm tra bể bạt tốt nhất nhé.
Để biết thêm thông tin chi tiết, bà con có thể tham khảo tại:
- Youtube: https://www.youtube.com/@xuongbebat
- Zalo: 0325.250.768.