Hiện nay, đa số hộ ưa thích nuôi lươn trong bể xi măng, bể nhựa hoặc composite, bề lót bạt HDPE. Điều kiện càng trơn láng càng tốt vì thích hợp với đặc tính bò trườn, chui rúc của lươn.

1. Các Kiểu Bể Nuôi.

Hiện nay, đa số hộ ưa thích nuôi lươn trong bể xi măng, bể nhựa hoặc composite, bề lót bạt HDPE. Điều kiện càng trơn láng càng tốt vì thích hợp với đặc tính bò trườn, chui rúc của lươn.

Vị trí xây dựng bể nuôi lươn phải thoáng, không bị cây lớn che khuất, nơi yên tĩnh, không bị ảnh hưởng tiếng ồn. Hình dạng bể thường là chữ nhật, kích thước có chiều dài 3-5m, và rộng 2-3 m, chiều cao 0.8-1m. Kích thước các cạnh và chiều cao bể có thể dao động ít nhiều tùy vào điều kiện của từng hộ nuôi. Bể có thể xây mới hoặc tận dụng các ngăn ô chuồng nuôi heo cũ, sửa sang lại làm bể nuôi lươn. Để tiết kiệm diện tích xây dựng và dễ quản lý, nên thiết kế khu nuôi thành nhiều bể liên tiếp, giữa các dãy bể có lối đi lại để dễ dàng theo dõi và quản lý. Hệ thống bề nuôi được che bằng mái để che mưa, nắng, nhất là hạn chế ánh nắng chiếu trực tiếp vào bể làm nhiệt độ nước trong bê nuôi tăng cao, ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng và phát triển của lươn.

Bể xi măng được xây tường xung quanh bằng gạch, đáy đổ bê tông chống thấm, tô trát phẳng. Mặt trong bể và đáy bể có thể sơn để tạo độ nhẵn hoặc dán gạch.

be-bat-HDPE-lam-theo-kich-thuoc-yeu-cau 

men. Bể lót bạt thì khung bể bằng cọc trụ bê tông, bằng sắt hoặc tre, gỗ; thành bể thẳng đứng để hạn chế lươn thoát ra ngoài; đáy bể đầm nén chặt và nghiêng 3 độ về phía công thoát nước. Bố trí ống thoát nước sát đáy và ống cấp nước phía trên còn ống nước tràn ở lưng chừng bể (cách đáy khoảng 30-40cm). Đầu ra tất cả các ống phải được chắn lưới để tránh lươn chui ra ngoài.

Ngoài hệ thống bể nuôi, cần có thêm bể dự phòng để thả nuôi tách riêng lươn khi cần thiết (chẳng hạn khi có lươn mắc bệnh).

2. Hệ Thống Bể Cấp Nước Sạch Và Chứa Nước Thải.

Để đảm bảo chất lượng nước sạch cấp cho bề nuôi, giúp lươn sinh trưởng và phát triển tốt, đồng thời giữ gìn môi trường không bị ô nhiễm, ngoài bể nuôi lươn thương phẩm, cần xây dựng thêm bể chứa nước để lắng lọc, bể nước được xử lý sạch cấp cho các bể nuôi và bể chứa và xử lý nước thải ra từ bề nuôi lươn.

Bể chứa nước để lắng lọc, khi xây dựng cần tính toán thể tích chứa đủ khối lượng nước cấp cho hệ thống bể nuôi, ít nhất chứa được 100m3 nước trở lên. Trong bể chứa thả bèo lục bình để chúng hút các chất huyền phù lơ lửng trong nước làm cho nước trong, đồng thời cũng giữ nhiệt độ nước ổn định. Định kỳ 7-10 ngày tháo cạn nước, dọn sạch hết bùn dưới đáy và vệ sinh bể rồi lại tiếp tục cấp nước mới.

Be-bat-nuoi-cua 

Nếu có ao chứa là tốt nhất, diện tích từ 200m2 trở lên, độ sâu từ 1,5-3 mét. Ao cũng thả bèo lục bình, bèo cái, rong đuôi chồn...chiếm 70% diện tích mặt bề đế lọc cho nước trong và giữ nhiệt độ trong nước ổn định.

Bể xử lý nước sạch được đặt nối thông với bể chứa và chỉ để cho nước đã lắng trong chảy qua (hoặc bơm lên bể). Nước này sẽ được xử lý diệt các mầm bệnh (bằng chlorine liều lượng 15ppm, tức là 15 gam cho 1m' nước), kèm theo sục khí mạnh 7-8 giờ trước khi cấp cho các bể nuôi lươn.

Bể hoặc ao chứa nước thải là để nhận nước thải ra từ bể nuôi lươn. Bể và ao cần phải có thể tích chứa đủ lượng nước thải ra hàng ngày từ hệ thống bể nuôi. Ao nước thải cũng thả một số loài cây thủy sinh như bèo lục bình, rau muông, rau nhút, bèo tấm... để chúng xử lý sạch nước thải. Có thể sử dụng chế phẩm vi sinh để làm sạch nước. Ngoài ra, cũng có thể thả cá hoặc thả nuôi ốc nhồi (ốc bươu) ở trong ao này.