Hiện nay, đã có rất nhiều cơ sở sản xuất lươn giống ở các địa phương. Việc chủ động sản xuất được con giống đã thúc đầy nghê nuôi lươn phát triên mạnh, sản lượng lươn thương phâm ngày càng nhiều. Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, riêng tỉnh An Giang những năm gần đây đã đạt sản lượng lươn nuôi khoảng 1.500 tấn/năm. 

Hiện nay, đã có rất nhiều cơ sở sản xuất lươn giống ở các địa phương. Việc chủ động sản xuất được con giống đã thúc đầy nghê nuôi lươn phát triên mạnh, sản lượng lươn thương phâm ngày càng nhiều. Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, riêng tỉnh An Giang những năm gần đây đã đạt sản lượng lươn nuôi khoảng 1.500 tấn/năm. 

khoi-nghiep-nuoi-luon-khong-bun 

Thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn tiêu thụ lươn thịt rất lớn, chiếm tới 40% sản lượng của cả nước với khoảng trên 2.300 tấn/năm. Trong năm 2019, lươn thịt nhập về thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu từ các tỉnh miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ (chiếm đến 91%); thành phố Hồ Chí Minh chỉ có sản lượng lươn nuôi khiêm tốn khoảng 200 tấn/năm. 

Trước đây, lươn chủ yếu chỉ được khai thác ngoài tự nhiên. Lươn được khai thác quanh năm nhưng nhiều nhất vào các tháng 6-7 và tháng 9-10 chủ yếu bằng đặt trúm, đặt đớn, xúc ụ, câu, bắt bằng tay... Dớn và xúc ụ chủ yếu được khai thác vào mùa lũ. Việc khai thác lươn ngày càng tinh vi hơn như dùng mồi thuốc hoặc chích điện dẫn đến ảnh hưởng chất lượng thịt và giá trị lươn. Hiện nay, sản lượng khai thác ngày càng giảm do đánh bắt quá mức đang dẫn đến nguy cơ cạn kiệt loài này. 

khoi-nghiep-lam-giau-nuoi-luon 

Nghề nuôi lươn thương phẩm có xu hướng ngày càng phát triển mạnh ở nhiều địa phương. Hiện tại, nuôi lươn đã trở thành một nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ở miền Bắc, phong trào nuôi lươn bắt đầu từ những năm 1994 - 1997 và nuôi lươn chủ yếu trong bể có đất bùn. Ở đồng bằng sông Cửu Long, lươn đã được nuôi ở hầu hết các địa phương, nhiều nhất như An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, Long An... và ở miền Đông Nam Bộ như Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương... 

Nuôi lươn có bùn là một trong những mô hình nuôi truyền thống, điều kiện nuôi gần giống với môi trường sống của lươn trong tự nhiên. Ao và bề nuôi lươn có yêu cầu khá đơn giản, mực nước nuôi thấp, trong ao hay bể cần có gò đất bùn cao trên mặt nước khoảng 20 - 30 cm. Trên mặt gò đất có thể trồng cỏ hoặc các loại môn nước, cây ưa nước tạo bóng mát cho lươi. Mô hình này tạo điều kiện tự nhiên cho lươn phát triển, Tuy nhiên, khó kiểm soát thức ăn dư thừa, khó quan sát tình trạng lươn nuôi, đồng thời khó xử lý khi lươn bị nhiễm bệnh và cũng khó cải tạo ao, bể trong quá trình nuôi. 

Với phương pháp nuôi lươn truyền thống trong ao và bể, cung cấp thức ăn cho lươn cũng đơn giản và nguồn thức ăn cũng khá phong phú. Có thể cho lươn ăn thức ăn tươi sống, thức ăn chế biến và thức ăn công nghiệp. 

Thức ăn tươi sống có nguồn gốc động vật như cá tạp, ốc, đầu tôm tép, trùn chỉ, trùn đất, trùn quế, phụ phẩm lò mổ v.v... Trong tháng đầu tiên mới thả, thức ăn phải xay nhỏ mới cho lươn ăn. Các tháng sau thì ta bằm nhỏ vừa với cỡ miệng của lươn. Riêng trùn chỉ thì thả sống vào bể để lươn ăn từ từ. Khẩu phần ăn khoảng 6-7%/ngày trong 2 tháng đầu. Hai tháng sau giảm còn 5%. Các tháng sau đó cho đến thu hoạch, lượng thức ăn giảm còn 4% so với trọng lượng lươn trong bể. 

nuoi-luon-be-bat-hdpe 

Thức ăn chế biến từ các thành phần nguyên liệu có nguồn gốc động vật như kể trên được phối trộn với các loại phụ phẩm nông nghiệp như cám gạo, tấm, bột bắp, bột củ mì... Tỷ lệ phối trộn sao cho đạt hàm lượng đạm tối thiểu khoảng từ 20-30%, xay trộn và nấu chín, vắt thành cục lớn đưa xuống sàn ăn. Bổ sung thêm vitamin C (10mg/1 kg thức ăn). Khẩu phần ăn tháng đầu là 3-4%, sau đó tăng dần đến 7-8%, hai tháng cuối cùng cho đến khi thu hoạch, lượng thức ăn là 5-6% so với trọng lượng lươn trong bể. 

Gần đây, khi công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp cho chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản phát triển thì người ta cũng sử dụng thức ăn này để nuôi lươn. Tuy nhiên đến nay, thức ăn công nghiệp dành riêng cho nuôi lươn thì còn hạn chế. Người nuôi cũng đã quen sử dụng thức ăn nuôi các loài cá để cho lươn ăn.

 

Hiện nay, để nâng cao năng suất nuôi lươn, đồng thời khắc phục những hạn chế từ cách thức nuôi lươn có bùn, các mô hình nuôi lươn không bùn đang được áp dụng rộng rãi. Các giá thể như chà cây, vỉ tre, xơ nilon, lưới, khung vì bằng nhựa... được sử dụng để thay thế bùn tạo nơi cho lươn chui rúc. Thức ăn công nghiệp cho lươn hầu như đã thay thế cho các loại thức ăn tươi sống và thức ăn chế biến. Đây vốn dĩ là một yếu tố cơ bản làm ô nhiễm môi trường nuôi và dễ dẫn đến bệnh cho lươn. 

Nuôi lươn không bùn là hình thức nuôi lươn thâm canh có thể thả nuôi ở mật độ dày và đạt năng suất cao. Theo tính toán từ thực tế ở các mô hình nuôi lươn hiện nay, tổng chi phí của mô hình nuôi lươn có bùn cao gấp gần 1,4 lần mô hình nuôi lươn không bùn. Tỷ suất lợi nhuận của nuôi lươn không bùn lại cao gấp gần 4 lần nuôi lươn có bùn. 

Phương pháp nuôi lươn thương phẩm không bùn đã dần thay thế phương pháp truyền thống nuôi lươn trong bùn. Với phương pháp nuôi mới này sẽ mang lại những ưu điểm như sau: nuôi lươn không bùn giảm khoảng 30% chi phí đầu tư bể nuôi sau mỗi đợt nuôi, chủ yếu là không tốn tiền thay đất so với nudi truyen thong; Quản lý,vệ sinh bể nuôi cũng như cho ăn dễ dàng; theo dõi được quá trình sinh trưởng phát triển; phát hiện bệnh kịp thời để điều trị cũng như quản lý số lượng. Lươn nuôi lớn đều và nhanh hơn, lúc thu hoạch cũng dễ dàng, ít tốn nhân công và chi phí so với cách nuôi truyền thống. Nuôi lươn theo phương pháp truyền thống trong ao, bể có bùn thì lươn thường bị nhiễm vi sinh, ký sinh trùng và các loại bệnh khác. Nuôi lươn không bùn sẽ hạn chế các bệnh về vi sinh và đặc biệt là kim loại nặng. 

Hiện nay, một số nơi đã bắt đầu có các mô hình nuôi lươn trong nhà kính có hệ thông nước tuần hoàn cùng với ứng dụng chế phẩm vi sinh. Với sự phát triển và đóng góp đắc lực của công nghệ cao, chắc chắn nghề nuôi lươn sẽ ngày càng đạt được những thành tựu mới.

Be-bat-HDPE-nuoi-luon