Thường xuyên quan sát hoạt động của lươn, phát hiện những biểu hiện không bình thường. Nếu thấy lươn bò rải rác trong bể mà không nằm trú ẩn trong giá thể, một số con lúc lắc đầu và nhoài lên khỏi mặt nước, bơi lung tung không định hướng, âm thanh của lươn ăn phát ra rời rạc, cho biết lươn nuôi đã có triệu chứng nhiễm bệnh.

I. Cách Phòng Trị Bệnh Cho Lươn Nuôi.

Do nuôi với mật độ dày, môi trường trong bể nuôi rất dễ bị ô nhiễm, dẫn đến lươn cũng dễ mắc một số bệnh.

Thường xuyên quan sát hoạt động của lươn, phát hiện những biểu hiện không bình thường. Nếu thấy lươn bò rải rác trong bể mà không nằm trú ẩn trong giá thể, một số con lúc lắc đầu và nhoài lên khỏi mặt nước, bơi lung tung không định hướng, âm thanh của lươn ăn phát ra rời rạc, cho biết lươn nuôi đã có triệu chứng nhiễm bệnh.

 lam-be-bat-cho-khach-hang 

Khi quan sát thấy trong bể có một số ít lươn có dấu hiệu bệnh nên tách riêng những lươn bệnh ra một bể khác để điều trị, tránh việc lây nhiễm mầm bệnh sang luôn khỏe mạnh.

Nếu lươn trong bể bị bệnh nhiều thì ngừng cho ăn, thay nước mới, kiểm tra và chẩn đoán bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.

Kiểm tra tình trạng sức khỏe của lươn: khi phát hiện thấy biểu hiện bất thường, bắt lươn lên kiểm tra các bộ phận bên ngoài, nhận biết các dấu hiệu thay đổi trên cơ thể, sau đó có thể mổ xem xét nội tạng để chẩn đoán tình trạng bệnh tật của lươn và có biện pháp phòng trị thích hợp.

II. Những Bệnh Thường Gặp Ở Lươn Nuôi Trong Bể.

- Bệnh đường ruột

Do lươn không quen với thức ăn mới hoặc thức ăn bị ôi, thôi nên lươn bị rối loạn tiêu hóa, dẫn đến viêm đường ruột do vi khuẩn. Biểu hiện lươn bỏ ăn, bụng trướng, hậu môn sưng đỏ, lườn bụng chuyển màu xanh.

Dùng kháng sinh trị viêm nhiễm đường ruột Ampi cotrim 5 gam/kg thức ăn, cho ăn liên tục 5-7 ngày.

- Bệnh lở loét

Do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra. Bệnh phát sinh do nước nuôi đã bị ô nhiễm, vi khuẩn phát triển mạnh và xâm nhập vào cơ thể lươn, trước hết từ những vết sây sát, phát triển thanh bệnh, sau đó lan sang những con lươn khóe khác. Lươn bị bệnh xuất hiện từng mảng đỏ trên cơ thê, do bị viêm, sung huyết và hoại tử. Khi giải phẫu lươn bệnh thì thấy xoang bụng chứa dịch vàng đục, nội tạng bị hoại tử.

Dùng thuốc tím (KMn04) tắm cho lươn, liều dùng là 4 ppm (4 g/m3 nước) và xử lý lập lại sau 3 ngày. Dùng thuốc trộn vào thức ăn: Oxytetracycline 55- 77 mg/kg thế trọng lươn nuôi, cho ăn 7- 10 ngày.

III. Cách Nuôi Lươn Tốt Nhất.

Để lươn có thể nuôi trong bể composite, khung gỗ lót bạt hay bể xi măng đều được, nhưng đó là cách nuôi của lúc trước, giờ đây đã có một mô hình nuôi lươn kiểu mới.

Môi hình này khắc phục được vấn đề thức ăn, chất thải của lươn gom tụ một góc tạo ra khí hư. Với thiết kế thông minh, cải tiến hơn thì bể bạt HDPE nhà Phú đã có những cái đôc quyền, bà con cùng xem video để rõ hơn nhé!