Lươn nuôi trong bể có 6 căn bệnh thường gặp. Ở phần 1 chúng ta đã nêu lên 2 bệnh: bệnh đường ruột và bệnh lở loét, tiếp tục ở phần 2 chúng ta sẽ nói rõ 4 bệnh còn lại: bệnh nhiễm trùng máu, bệnh do ngoại ký sinh, bệnh do nội ký sinh, bệnh do sốc môi trường.

I. Những Bệnh Thường Gặp Ở Lươn Nuôi Trong Bể Phần 2.

- Bệnh nhiễm trùng máu:

Do vi khuẩn Pseudomonas sp. gây ra, thường xảy ra khi lươn bị sốc (stress), do từ các trường hợp tổn thương bởi tác nhân cơ học, cũng có thể do nuôi với mật độ quá cao hoặc hàm lượng oxy trong bể nuôi xuống thấp trong thời gian dài.

Lươn nhiễm bệnh bị xuất huyết từng đốm nhỏ trên da, bề mặt cơ thể chảy máu, tuột nhớt. Vi khuẩn Pseudomonas sp. xâm nhập vào cơ thể sẽ phá hủy gan và bào mỏng thành mạch máu. Đây là loại bệnh phổ biến của lươn, gây chốt hàng loạt và rất khó điều trị. Cần đảm bảo các điều kiện nuôi tốt và tránh gây sây sát làm cho bệnh phát triển.

 luon-bi-nhiem-trung-mau 

- Bệnh do ngoại ký sinh

Tác nhân gây bệnh là trùng bánh xe (Trichodina) hay còn gọi là trùng mặt trời và trùng quả dưa (Ichthyophthirius).

Cả hai loài đều ký sinh chủ yếu trên da, mang của lươn. Khi bị nhiễm bệnh, mang lượn tiết nhiều nhớt, lươn thường có cảm giác ngứa ngáy, nhô đầu lên mặt nước và lắc mạnh đầu. Chúng có thể phá hủy mang và làm cho lươn bị ngạt thở.

Khi lươn bị bệnh, dùng Sulphat đồng (CuSO4) ngâm với nồng độ 0,5-0,7 g/m3 nước hoặc tắm với nồng độ 2-5g/m3 nước trong thời gian 5-15phút. Có thể dùng muối ăn (NaCl) 3% tắm trong 5-10 phút.

Luon-bi-ngoai-ky-sinh 

- Bệnh do nội ký sinh

Do giun đầu móc (Acanthocephala), giun tròn (Philometra) và sán dây (Bothriocephalus) ký sinh trong ruột, đoạn ruột có giun ký sinh bị phình to. Bệnh giun, sán nội ký sinh thường không gây thành dịch, không làm chết hàng loạt nhưng ảnh hưởng đến tăng trưởng của lươn, làm lươn chậm lớn, gầy yếu. Nếu ký sinh với số lượng nhiều sẽ gây hiện tượng tắc ống dẫn mật hoặc tắc ruột, giun có thể đâm thủng ruột tạo điều kiện cho các loài vi khuẩn khác phát triển và gây ra những bệnh nguy hiểm khác.

Định kỳ 3 tháng 1 lần dùng thuốc tẩy giun sán trộn vào thức ăn cho lươn ăn.

- Bệnh do sốc môi trường

Quan sát thấy lươn bị xáo động và quân vào nhau trong bể, dịch nhầy tiết nhiều vào trong nước, độ nhớt của nước tăng lên, đầu lươn sưng phồng to, lươn chết hàng loạt. Nguyên nhân do vận chuyển hoặc thuần dưỡng với mật độ cao, dịch nhầy lươn tiết ra nhiều, do lươn chưa quen với môi trường mới khi thả nuôi hoặc thay nước có chất lượng nước không phù hợp như pH quá thấp hoặc quá cao, nước quá nóng hoặc quá lạnh... Lươn bị sốc thường bị tuột nhớt, nhô đầu lên mặt nước bơi như bông súng.

Tùy từng trường hợp để xử lý cho đúng và kịp thời, cần thay nước sạch và pH phù hợp.

II. 3 Lý Do Nên Chọn Bể Bạt HDPE Để Phòng Các Bệnh Cho Lươn

- Được sử dụng phương pháp cải tiến hiện đại, khò các góc để thức ăn không bị tồn đọng làm nước sinh khí độc, đảm bảo môi trường sống cho lươn.

- Bạt chất lượng cao, tuổi thọ 5 năm không mòn, không toạt, không rách.

- Độ co giãn rất tốt.

Xưởng có thể sản xuất theo yêu cầu của khách hàng, để biết thêm thông tin chi tiết bà con liên hệ số: 0325.250.768 để được tư vấn nhanh nhất ạ.