Biết cách chăm sóc đúng cách để lươn nuôi luôn khỏe mạnh, không nhiễm bệnh là một lợi thế để có mùa vụ bội thu. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé.
Thường xuyên quan sát hoạt động của lươn, phát hiện những biểu hiện không bình thường. Nếu thấy lươn bò rải rác trong bể mà không nằm trú ẩn trong giá thể, một số con lúc lắc đầu và nhoài lên khỏi mặt nước, bơi lung tung không định hướng, âm thanh của lươn ăn phát ra rời rạc, cho biết lươn nuôi đã có triệu chứng nhiễm bệnh.
Ở miền Bắc, có thể thả lươn để nuôi từ khoảng tháng 3 dương lịch và thu hoạch lươn thịt kịp thời trước khi mùa lạnh đến. Miền Nam do khí hậu nóng ấm nên có thể thả nuôi quanh năm. Hiện nay, sản xuất lươn giống đã tương đối chủ động và có thể đáp ứng nhu cầu nuôi quanh năm.
Trước khi thả lươn nuôi, phải khử trùng đáy và thành bề bằng nước vôi trong (100g vôi bột hòa vào 10 lít nước, lắng lấy nước trong) hoặc chlorine 10 gam hòa trong 1m3 nước. Ngâm bể bằng nước vôi trong hoặc chlorine trong 2-3 giờ, sau đó tháo cạn và phơi nắng cho bề khô hoàn toàn rồi mới cấp nước sạch vào bể, nước chứa để cấp vào bề nuôi cũng được khử trùng.